CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM – VINACOMIN
Vinacomin - HaLam Coal Joint Stock Company
Chủ Nhật , 24/11/2024
Tối 20/11/2018, Tại cung Văn Hóa Hữu nghị Hà Nội, Ban tổ chức giải thưởng nhân tài Đất Việt đã tổ chức lễ trao giải nhân tài Đất Việt lần thứ 14 năm 2018. Nhóm tác giả của công trình “Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục tại Công ty CP than Hà Lầm- Vinacomin” được vinh danh với giải nhất ở lĩnh vực khoa học công nghệ thuộc hệ thống các giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018. Đây là công trình nghiên cứu đã được đưa vào sử dụng và khẳng định được nhiều tính ưu việt.
Đ/c: Vũ Ngọc Thắng – PGĐ Công ty CP than Hà Lầm đại diện cho nhóm tác giả nhận giải nhất trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ.
Nhóm tác giả của Công trình ““Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục tại Công ty CP than Hà Lầm- Vinacomin” gồm 12 người. Chủ nhiệm công trình là Ông Lê Minh Chuẩn – Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV - Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam. Đồng chủ nhiệm công trình là Ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam. Các thành viên gồm: Ông Phạm Công Hương Trưởng ban Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam; Ông Trần Mạnh Cường – Giám đốc công ty CP than Hà Lầm; Ông Ngô Thế Phiệt – Giám đốc công ty CP than Núi Béo (nguyên Giám đốc công ty CP than Hà Lầm), Ông Nguyễn Việt Cường – Công ty CP tư vấn đầu tư Mỏ và công nghiệp, Các thành viên thuộc Công ty CP than Hà Lầm gồm Ông Vũ Ngọc Thắng – PGĐ; Trương Ngọc Linh- PGĐ; Đinh Trung Kiên- PGĐ; Đỗ Trung Thành – PP Kỹ thuật công nghệ mỏ; Nguyễn Lê Tùng – TP Cơ điện Vận tải và Phạm Văn Thắng – Quản đốc PX Thông gió (Nguyên PP Kỹ thuật công nghệ mỏ).
Sau 3 năm dày công tìm tòi nghiên cứu cùng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của nhóm tác giả, công trình được hoàn thành, đi vào hoạt động và đã khẳng định được tính ưu việt của nó. Việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than hầm lò công suất cao chiếm 75% công suất toàn mỏ. Dễ dàng điều tiết sản lượng khi có sự thay đổi của nền kinh tế. Giải pháp áp dụng công nghệ chống giữ khoảng không khai thác bằng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập mã hiệu ZF. Khấu than mặt gương lò chợ bằng máy khấu mã hiệu MG. Vận tải trong lò chợ bằng máy cào uốn SGZ. Vận tải than tại tuyến lò chân bằng hệ thống máy truyền tải mã hiệu SZZ. Nghiền đá quá cỡ bằng máy nghiền đá mã hiệu PLM sau đó vận tải than ra bằng băng tải co giãn mã hiệu DSJ. Đây là hệ thống hiện đại, dây truyền công nghiệp đồng bộ hóa thay thế các dây truyền thủ công cũ năng suất thấp. So với công nghệ chống giữ bằng giá thủy lực liên kết xích ZH1800/24/16ZL thì công nghệ sử dụng giàn chống ZF4400/16/28, dàn chống ZF8400/20/32 đã tăng năng suất lao động của công nhân khai thác ở lò chợ, tiết kiệm nhân lực, chi phí vật tư ( thuốc nổ, kíp nổ, lưới thép...) cụ thể Để sản xuất than lò chợ công nghệ cũ như (lò chợ giá XDY1T2/LY; lò chợ giá xích ZH1800/24/16ZL) công suất 150.000-200.000 tấn/năm cần trung bình 150 lao động. Khi sử dụng công nghệ khai thác lò chợ CGH với công suất 600.000 tấn/năm và lò chợ CGH công suất 1,2 triệu tấn/năm chỉ cần 63 lao động công nghệ/lò chợ. Công suất lò chợ khi áp dụng cơ giới hóa cao gấp 4-6 lần khi sử dụng phương pháp truyền thống. Việc Áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác than Hầm lò còn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động dẫn đến đời sống và thu nhập người lao động được tăng theo năng suất góp phần nâng cao chất lượng lao động và đời sống của công nhân cùng gia đình và xã hội qua đó thúc đẩy ngành Công nghiệp Mỏ phát triển, kích thích ngành cơ khí năng lượng và các ngành nghề trong nền kinh tế xã hội phát triển.
Khai thác than tại lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập
Để hoàn thiện và đưa vào sử dụng công trình này, nhóm tác giải đã gặp phải không ít khó khăn, do các thiết bị cơ giới hóa là các thiết bị siêu trường, siêu trọng (kích thước và trọng lượng lớn, 1 giàn chống nặng 32,5 tấn. Cả một hệ thống thiết bị nặng hàng nghìn tấn) trong khi đó không gian hầm lò thì chặt hẹp gây khó khăn cho công tác vận chuyển từ mặt bằng vào trong lò để lắp đặt. Nhưng bằng sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhóm tác giả đã xử lý vấn đề này bằng cách tháo rỡ từng bộ phận của thiết bị ra để giảm trọng lượng, kích thước thiết bị để phù hợp với vận chuyển lắp đặt trong lò. Bên canh đó nhóm tác giả đã luôn sáng tạo, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn như: Sử dụng biện pháp khoan phun ép hóa chất vào nền lò, thành lò để gia cố đông cứng than nền lò, thành lò không để lún thiết bị và tụt lở gương lò; Nghiên cứu và đề nghị nhà sản xuất đề nghị chế tạo bổ sung thêm kích đẩy chân đế giàn chống để điều chỉnh khoảng cách giàn chống cho phù hợp và bổ sung hệ thống kích đẩy tấm chắn mặt gương dài thêm 0,6m để chắn mặt gương lò khi bị tụt lở. Do đó rất hiệu quả khi xử lý mặt gương lò chợ tụt lở.
Bàng sự sáng tạo cùng đột phá trong công nghệ khai thác than hầm lò, Công trình "Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hóa đông fbooj sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khia thác đạt năng suất cao kỷ lục tại Công ty CP than Hà Lầm - VInacomin" đã vượt qua nhiều công trình và xứng đáng đạt danh hiệu quán quân ở lĩnh vực khoa học công nghệ thuộc hệ thống các giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018.
CŨng với công trình này nhóm tác giả đã vinh dự nhân giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam WINPO 2017 và Công trình được ghi trong sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2018.
Đ/c: Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch HĐTV (thứ 5 từ trái sang); Đ/c: Trần Mạnh Cường Giám đốc Công ty CP than Hà Lầm (thứ 4 từ trái sang) nhận giải nhất giải thưởng khoa học kỹ thuật Wipo năm 2017
Quang Việt